Nghệ thuật chụp ảnh đẹp bằng điện thoại các góc độ

11 cách chụp hình đẹp bằng điện thoại nên tham khảo

 Nếu như bạn là một trong số những người còn hơi “gà mờ” trong khoản chụp hình, dưới đây là các cách chụp hình đẹp bằng điện thoại chắc chắn bạn sẽ cần tham khảo để tận dụng tối đa công dụng của chiếc camera trên điện thoại của mình. Chỉ với một vài mẹo đơn giản và rất dễ áp dụng, các bạn đã có thể sở hữu những tấm hình chất lượng không kém gì chụp hình bằng máy ảnh chuyên dụng.

Sử dụng các đường lưới (quy tắc 1/3)

Su-dung-cac-duong-luoi-quy-tac-13

Dù là người mới bắt đầu tập tành chụp ảnh hay là các thợ chụp ảnh kinh nghiệm lâu năm thì việc sử dụng các đường lưới có sẵn để phân chia bố cục hình chụp luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ tạo nên sự cân đối, đối xứng và hợp lý cho bức ảnh của bạn. Các đường lưới chia khung hình thành 9 phần bằng nhau (gồm 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang), nhờ đó, bạn có thể áp dụng tỷ lệ ⅓ vào trong quá trình chụp ảnh. 

Tỷ lệ bố cục này được các chuyên gia đánh giá là tỷ lệ vàng và là nền tảng cơ bản nhất mà bất kỳ người đam mê chụp ảnh nào đều cần phải biết. Để cho ra một tấm hình thuận mắt và dễ nhìn, bạn hãy chỉnh camera trên smartphone sao cho chủ thể chính nằm ở một trong bốn điểm giao nhau của các đường lưới trên khung hình. Cách này được xem là một trong các cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại vừa đơn giản, ảnh lại có chiều sâu.


Lấy nét ảnh thủ công

Lay-net-anh-thu-cong

Công nghệ ngày càng hiện đại nên hầu hết điện thoại thông minh đều tự động lấy nét vào đối tượng chủ thể chính, tuy nhiên, để chuẩn xác nhất thì bạn vẫn nên lấy nét thủ công. Chỉ cần chạm nhẹ vào điểm cần lấy nét là đã có thể lấy nét trên khung hình. Nên lưu ý rằng bạn chỉ lấy nét vào một vật thể duy nhất thì bức hình mới đẹp được. 

Để hình ảnh được rõ nét nhất thì bạn cần lấy nét thủ công. Sẽ có một khung vuông hiện ra khi bạn chạm vào điểm cần lấy nét trên màn hình điện thoại, việc còn lại của bạn là chụp ảnh thôi. Vậy thì chẳng có lý do gì khiến chúng ta không áp dụng ngay và luôn cách này đúng không nào? 


Tận dụng khoảng trắng (white space)

Tan-dung-khoang-trang-white-space

Khoảng cách giữa các đối tượng trong khung hình chính là khoảng trắng (white space). Đơn giản mà nói, khoảng trắng chính là các mảng không gian rộng lớn như mặt hồ, bức tường, cánh đồng hay bầu trời,…Đây là một trong những bí thuật giúp nâng tầm bức ảnh của bạn từ đẹp bình thường trở nên đẹp xuất sắc. Chủ thể chính trong khung hình sẽ nổi bật hơn, cảm xúc hơn khi bức ảnh có nhiều không gian trống.


Chụp nhiều góc khác nhau

Chup-nhieu-goc-khac-nhau

Mỗi góc chụp khác nhau sẽ tạo nên những bức hình độc đáo và mới lạ. Để có những tấm hình ưng ý, bạn nên áp dụng và thử nhiều chụp ở nhiều góc khác nhau thay vì chỉ chụp chính diện hoặc chỉ chăm chăm vào một góc.

#1. Góc nhìn ngang tầm mắt

Với góc nhìn ngang tầm mắt thì bức ảnh sẽ hiển thị rõ ràng mối liên kết giữa chủ thể trung tâm và đối tượng khác. Bạn chỉ cần để camera ngang tầm mắt là đã có thể truyền tải được nội dung bức ảnh mà bạn mong muốn rồi đó. 

#2. Chụp từ dưới lên 

Với góc chụp từ dưới lên thì bạn cần đặt ống kính xuống dưới thấp, hướng ống kính về phía đối tượng cần chụp. Kiểu chụp ảnh này sẽ tạo ảo giác như đối tượng trông cao hơn nhiều so với một đối tượng khác. Góc chụp này tạo cảm giác rộng lớn, thoáng đãng và đồ sộ. 

#3. Chụp từ trên cao xuống

Ngược lại, nếu bạn muốn chủ thể chính trông nhỏ bé hơn so với không gian xung quanh thì có thể ứng dụng góc chụp từ trên cao xuống. Nhìn vào bức hình bạn sẽ thấy được sự yếu đuối, có cảm giác muốn bảo vệ, chở che.

#4. Chụp theo góc nhìn chéo

Góc chụp chéo thường được sử dụng khi nhiếp ảnh gia muốn tạo ra cảm giác lôi cuốn, bí ẩn và cuốn hút cho đối tượng khi họ là nhân vật trung tâm, kiểu nửa thật nửa mờ ảo khiến người xem tò mò và phấn khích.

#5. Chụp gần

Chụp góc cận được chia thành cận cảnh hẹp và cận cảnh rộng. Với góc chụp cận cảnh hẹp, chúng ta sẽ thấy rõ nét từng chi tiết trên khuôn mặt, đây là cách để khắc họa rõ chân dung chủ thể. Cận cảnh hẹp thường lấy từ cổ lên, còn cận cảnh rộng được lấy từ ngực trở lên. Thông qua bức hình chụp cận cảnh, người xem có thể cảm nhận được tâm trạng, tính cách, vẻ đẹp cũng như có cảm giác gần gũi hơn với đối tượng chính.


Chụp nhiều ảnh cùng thời điểm

Chup-nhieu-anh-cung-thoi-diem

Một trong những cách chụp hình đẹp bằng điện thoại khác mà bạn không nên bỏ qua đó là chụp càng nhiều ảnh cùng một thời điểm càng tốt. Hiếm khi chụp một phát mà ăn ngay ảnh xịn nên với mẹo này, bạn có thể chọn ra tấm đẹp nhất. Để tiết kiệm thời gian, bạn không nên xem từng ảnh đã chụp luôn mà hãy lưu lại, sau khi kết thúc quá trình chụp ảnh thì sẽ xem lại và chọn ra những tấm ưng ý nhất.

Trên thực tế, mọi người đều nhanh tay xóa ngay những bức ảnh chưa đẹp. Tuy nhiên, để cải thiện cũng như khắc phục sai sót ở những lần sau, bạn có thể dành thời gian xem lại toàn bộ ảnh để lần kế tiếp có được những tấm hình xuất sắc hơn. Việc làm này vẻ khá tốn công sức, thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn tìm ra những bức ảnh có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao.


Không đứng quá xa đối tượng (không nên dùng zoom)

chup-anh-ky-yeu-voi-nguoi-yeu-chat

Trên máy ảnh điện thoại thông minh luôn được trang bị tính năng zoom để giúp mở rộng khung hình. Tuy nhiên, nó có thể làm vỡ nét ảnh và làm giảm chất lượng ảnh. Nếu có thể, hãy lại gần đối tượng nhất để có một bức hình thật hoàn hảo. Tránh đứng quá xa so với đối tượng chính ( 90cm – 120cm là khoảng cách lý tưởng để có được một tấm ảnh đẹp). Với mẹo chụp này, tổng thể trông sẽ hài hoà, cân đối, không quá to cũng không quá nhỏ. 


Chụp ảnh phản chiếu lại (reflection)

Chup-anh-phan-chieu-lai-reflection

Chụp ảnh phản chiếu lại luôn có một sức hút vô cùng lớn, khiến người xem không thể rời mắt khỏi khung hình. Bạn đã bao giờ bị chìm đắm và không thể dứt ra được khi nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mặt trăng trên hồ nước chưa? Hãy thử sử dụng những bề mặt có tính phản chiếu như vũng nước, mặt hồ, tấm gương, mặt kính,…để cho ra những thước ảnh sáng tạo và lạ mắt. Có thể thấy rằng, đây là cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại rất dễ thực hiện, đồng thời đem lại cảm xúc khó cưỡng lại dành cho người xem.


Tận dụng các đường dẫn (leading lines)

Tan-dung-cac-duong-dan-leading-lines

Đường dẫn (hay còn gọi là leading lines) khiến ánh mắt của bạn luôn hướng theo và dừng lại ở một điểm cố định. Các đường dẫn giúp tạo chiều sâu và là một thủ thuật giúp thể hiện rõ ý đồ của bức ảnh. Đường dẫn có thể là đường thẳng hoặc đường cong, chẳng hạn như bậc thang, con đường đi, đường ray tàu hỏa, hoặc chỉ đơn giản là một sợi dây – bạn có thể thấy ở bất kỳ đâu. Tận dụng những đường dẫn để khiến cho bộ ảnh của bạn có hồn và sống động hơn nhé!


Tránh/hạn chế sử dụng ánh sáng đèn flash

Tranhhan-che-su-dung-anh-sang-den-flash

Hầu hết mọi người khi mới chụp ảnh thường sử dụng đèn Flash trên điện thoại để giúp cho tấm ảnh có độ sáng tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh bật chế độ Flash khi chụp hình bởi việc làm dụng nó không làm cho bức ảnh đẹp hơn mà ngược lại khiến cho nó trông xấu xí hơn hoặc bị nhoè. Chọn nơi có ánh sáng ổn sẽ là phương án tốt nhất để có một tấm ảnh đẹp và hài hòa.


Kiểm soát hậu cảnh (phông nền phía sau)

Kiem-soat-hau-canh-phong-nen-phia-sau

Khung cảnh đẹp sẽ tôn lên giá trị nội dung của bức hình. Do đó, bạn nên kiểm soát hậu cảnh sao cho phù hợp với ý đồ khung hình mình sẽ chụp. Khá nhiều người do mải tập trung vào chủ thể chính mà quên phần còn lại của khung cảnh. Điều này sẽ khiến bức ảnh trở nên khá tù túng và gò bó.

Một cách chụp hình đẹp bằng điện thoại mà các nhiếp ảnh gia thường áp dụng đó là dùng toàn bộ khung hình để chụp. Họ chụp một bức ảnh rộng và chứa tất cả khung cảnh, sau đó sẽ cắt bớt những cảnh không cần thiết.


Sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh

Su-dung-phan-mem-chinh-sua-anh

Với công nghệ phát triển như hiện nay, việc cho ra đời những ứng dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh không quá phức tạp. Một số phần mềm được sử dụng là Photoshop Instagram, Photo Wonder, Camera 360, Foodie,…Từ đó, bạn có thể thoải mái xoay ảnh, lật ảnh hay bỏ bớt những chi tiết không cần thiết cũng như chỉnh màu sắc và độ tương phản của ảnh. Thậm chí, chúng còn cho phép bạn thêm những hiệu ứng bắt mắt để thước ảnh lung linh hơn.


Một số lưu ý khi chụp ảnh bằng điện thoại bạn nên biết

Cach-chup-hinh-dep-bang-dien-thoai
Một vài lưu ý về cách chụp hình đẹp bằng điện thoại

Dùng điện thoại có chức năng chụp ảnh tốt

Nhằm đáp ứng nhu cầu chụp ảnh đẹp và sắc nét trên điện thoại thông minh, các hãng sản xuất không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm ngày càng chất lượng. Không quá khi nói rằng, sử dụng một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh tốt không khác gì nhiều so với chụp ảnh bằng máy chuyên nghiệp mà kích thước lại rất nhỏ gọn, tối ưu và dễ dàng đem theo bên mình. Khi mua điện thoại, bạn có thể xem xét một số yếu tố sau:

  • Độ phân giải
  • Bộ cảm biến hình ảnh
  • Khẩu độ sáng
  • Màn hình lớn
  • Ống kính
  • RAW, HDR
  • Đèn flash tăng cường ánh sáng
  • Chức năng hỗ trợ khác: Khả năng quay video tốc độ cao, chế độ điều khiển camera,..

Xem xét các thông số kỹ thuật 

Chỉ với một vài thao tác điều chỉnh thông số kỹ thuật phù hợp là bạn đã có thể sở hữu những hình ảnh vô cùng đẹp. Ngoài một số hãng đã cài chế độ mặc định (không thể điều chỉnh thông số kỹ thuật) thì các điện thoại thông minh ngày này đều có phần cài đặt để bạn tùy chỉnh các thông số này.

Vệ sinh sạch sẽ cho camera

Giống với ống kính máy ảnh, camera của điện thoại cũng rất dễ dính dấu vân tay và bị mờ. Do đó, bạn nên vệ sinh sạch sẽ ống kính trước khi chụp hình bằng nước xịt kính hoặc vải bông mềm. Một chiếc camera sạch sẽ, sáng bóng sẽ giúp việc bắt khoảnh khắc của bạn thêm sắc nét và màu sắc hơn đó.

Lựa chọn ánh sáng 

Khi đề cập đến cách chụp hình đẹp bằng điện thoại, không thể phớt lờ yếu tố ánh sáng. Bởi đây là yếu tố đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tấm hình. Để tấm hình sinh động nhất, bạn nên chọn các nơi có ánh sáng tốt. 

  • Ánh sáng tự nhiên

Nếu có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên để chụp hình thì bức ảnh sẽ vô cùng tự nhiên và bắt mắt. Chỉ cần biết cách tạo dáng, biết cách lựa góc và bắt sáng là đã có thể sở hữu bức ảnh đẹp. Ngay cả khi bạn đang chụp trong phòng tối, bạn vẫn có thể sử dụng các vùng bóng (shadow) để tạo cảm xúc và chiều sâu cho bức ảnh của mình.

  • Ánh sáng nhân tạo

Trường hợp chụp ảnh trong nhà và bạn không thể tận dụng nguồn sáng tự nhiên thì sử dụng ánh sáng nhân tạo cũng là ý tưởng không tồi. Bạn có thể tận dụng ánh sáng từ đèn led, đèn trần, đèn bàn, đèn sàn, đèn trang trí,…Chỉ cần khéo léo và tinh tế một chút là bạn có thể dễ dàng sở hữu khoảnh khắc đẹp nhất.

Giữ điện thoại chắc tay, không bị rung 

Camera điện thoại rất nhạy cảm trước những chuyển động, chỉ cần một sự rung lắc nhẹ cũng có thể khiến bức ảnh bị mờ hoặc nhòe. Do đó, tư thế khi chụp hình rất quan trọng. Bạn phải giữ điện thoại chắc tay, không nên để quá xa cơ thể, khoảng cách so với tầm mắt từ 40cm – 50cm là thích hợp. Nếu bạn bị run tay thì nên mua giá đỡ điện thoại mini dành riêng cho smartphone – chi phí khá hợp lý mà sử dụng rất thuận tiện luôn. 

Kết luận

Trong bài viết này, Tiệm Hằng Nga đã mở khóa nghệ thuật cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại dành để có thể sở hữu những khung hình chất lượng nhất. Đây đều là những tips siêu siêu đơn giản và dễ thực hiện giúp nâng trình chụp hình của bạn. Ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên để săn thêm nhiều thủ thuật nhé!

Chụp ảnh thẻ in màu Hằng Nga tại Mễ Trì Hạ

Hotline: 0972 773 222

Địa chỉ: Số 65 Ngõ 14 Mễ Trì Hạ, Hà Nội

Chỉ đường: Đến tiệm ảnh Hằng Nga

Tiệm ảnh thẻ Tại Phú Đô Mỹ Đình

Hotline: 0966 332 466

Địa chỉ: Ngõ 54 Lê Quang Đạo (Đến số 100 đối diện cổng trường tiểu học Phú Đô Đi vào)

Chỉ Đường: Đến tiệm ảnh Phú Đô

Bài viết liên quan