Chương 1: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ
Nội dung |
Câu 1: Ý nào sau KHÔNG thể hiện đặc trưng bản chất xã hội của ngôn ngữ? A. Do con người tạo ra B. Tồn tại và phục vụ cho xã hội loài người với vai trò là phương tiện giao tiếp C. Tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người D. Là ‘cái chung’ của cả xã hội/ cộng đồng ngôn ngữ |
Câu 2: Các chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là: A. Phương tiện thông tin, phương tiện biểu lộ tình tình cảm, cảm xúc B. Phương tiện giao tiếp, phương tiện biểu đạt của nghệ thuật C. Phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy D. Phương tiện tư duy, phương tiện biểu đạt của nghệ thuật. |
Câu 3: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy? A. Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động tư duy. B. Ngôn ngữ và tư duy gắn bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy. C. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tư duy của con người. D. Tư duy là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện ngôn ngữ. |
Câu 4: Một trong những điểm phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói là: A. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở trạng thái khả năng tiềm tàng còn lời nói là phương tiện giao tiếp ở trạng thái hành chức. B. Ngôn ngữ có tính cụ thể, lời nói có tính chung. C. Ngôn ngữ là chuỗi tín hiệu trong trong chức năng biểu đạt, lời nói gồm các đơn vị ngôn ngữ và các quy tắc kết hợp chúng. D. Ngôn ngữ là hiện thực của lời nói.
|
Câu 5: Bản chất xã hội của ngôn ngữ là gì? A. Thể hiện ý thức xã hội B. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội C. Phương tiện giao tiếp quan trọng của xã hội. D. Cả 3 ý trên |
Câu 6: Bản chất của ngôn ngữ: A. Là hiện tượng tồn tại không khách quan, lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. B. Là hiện tượng của cá nhân anh, cá nhân tôi. C. Là một hiện tượng xã hội, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. D. Là hiện tượng sinh vật; mang tính di truyền. |
CÂU 7: Ý nào sau thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tiếng kêu động vật? A. Ngôn ngữ giống tiếng kêu động vật B. Ngôn ngữ như tiếng kêu động vật. C. Ngôn ngữ gần giống tiếng kêu động vật. D. Ngôn ngữ không giống tiếng kêu động vật. |
Câu 8: Nhận xét về bản chất, chức năng của ngôn ngữ: “Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy (…) là ý thức thực tại, thực tiễn; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sự cần thiết phải giao tiếp với người khác” là của: A. Lê Nin B. Mác C. Ăngghen D. F. Sausure. |
Câu 9: Ý nào sau đây thể hiện bản chất ngôn ngữ là một tượng xã hội đặc biệt: A. Ngôn ngữ thuộc kiến trúc thượng tầng B. Ngôn ngữ thuộc kiến trúc thường tần C. Ngôn ngữ mang tính giai cấp D. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa người với người, là phương tiện giúp con người hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực. |
Ý nào sau đây phản ảnh bản chất của ngôn ngữ: A. Ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên B. Ngôn ngữ là hiện tượng sinh vật C. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. D. Ngôn ngữ là một hiện tượng cá nhân. |
Chương 2: Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
Nội dung |
Câu 1: Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ được hiểu là: A. Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có lí do. B. Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có tính quy ước, không có lí do. C. Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt giống như hai mặt của một tờ giấy. D. Cái biểu đạt (gần như) tương đồng với cái được biểu đạt. |
Câu 2: Điều kiện nào sau đây thoả mãn yêu cầu của một tín hiệu của sự vật: A. Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con người B. Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó C. Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng |
Câu 3: Một trong những đặc điểm của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ so với hệ thống tín hiệu nhân tạo khác là: A. Có tính phụ thuộc B. Biểu đạt thông báo bằng cách kết hợp nhiều tín hiệu với nhau C. Có hình thức biểu hiện là âm thanh. D. Là một thể thống nhất giữa hai mặt đối lập: cái biểu hiện và cái được biểu hiện.
|
Câu 4. Các màu trong hệ thống đèn giao thông sẽ trở thành tín hiệu khi: A. Gợi lên một một điều gì đó không phải là chính nó. B. Được mọi người chú ý vì màu quá nổi bật. C. Nằm trong một hệ thống. D. Cả A và C đều đúng. |
Câu 5: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm nào sau đây: A. Hệ thống vật chất của tín hiệu ngôn ngữ là những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó. B. Tính hai mặt và tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ. C. Có giá trị khu biệt D. Cả 3 đáp án trên |
Câu 6: Tính võ đoán của ngôn ngữ là…. A. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. B. Do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do. C. Do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định có thể giải thích lí do. D. Cả A và B đúng. |
Cau 7: Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở: A. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị B. Mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. C. Cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất phức tạp D. Một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, ví dụ như từ đa nghĩa. |
Câu 8: Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ: A. Có giá trị đồng đại B. Có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại C. Vừa có giá trị lịch đại D. Có giá trị 100 năm |
Câu 9: Tín hiệu ngôn ngữ có tính hai mặt được hiểu là: A. Cái biểu hiện là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị. B. Cái biểu hiện là hình thức ngữ âm và cái được biểu hiện là vỏ âm thanh. C. Cái biểu hiện là nội dung còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị. D. Cái biểu hiện là nội dung còn cái được biểu hiện là hình thức. |
Câu 10: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp vì: A. Ngôn ngữ bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định B. Ngôn ngữ không bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định C. Ngôn ngữ bao gồm các yếu tố đồng loại D. Ngôn ngữ không đồng loại, với số lượng không xác định |
Chương 3: Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
Nội dung |
Câu 1: Trong quá trình biến đổi do những tác động ảnh hưởng nhiều chiều, nhiều kiểu nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ thì 3 mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp mặt nào thay đổi nhanh nhạy nhất: A. Ngữ Âm B. Từ vựng C. Ngữ Pháp D. Ngữ nghĩa |
Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngôn ngữ có nguồn gốc từ: A. Lao động B. Sự bắt chước âm thanh của tự nhiên C. Con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra D. Nhu cầu biểu hiện cảm xúc của người nguyên thủy. |
Câu 3: Quá trình phát triển của ngôn ngữ lần lượt trải qua các giai đoạn: A. Ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ văn hóa dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ cộng đồng tương lai. B. Ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hóa dân tộc, ngôn ngữ cộng đồng tương lai. C. Ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ văn hóa dân tộc, ngôn ngữ cộng đồng tương lai. D. Ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hóa dân tộc, ngôn ngữ cộng đồng tương lai.
|
Câu 4: Bàn về vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ loài người nói chung có nhiều giả thuyết khác nhau. Nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ngôn ngữ ra đời là do …. A. Con người muốn bắt chước âm thanh của tự nhiên B. Nhu cầu biểu hiện cảm xúc của người nguyên thủy C. Non người thỏa thuận với nhau mà quy định ra D. Lao động – lao động đã tạo nên con người và ngôn ngữ của loài người
|
Câu 5: Theo thống kê mới nhất, trên thế giới có khoảng bao nhiêu ngôn ngữ? A. 3650 B. 4650 C. 5650 D. 6650 |
Câu 6: Các phương pháp cơ bản thường được áp dụng trong so sánh ngôn ngữ là: A. Phương pháp so sánh lịch sử B. Phương pháp so sánh loại hình C. Phương pháp so sánh đối chiếu D. Cả A,B,C đều đúng |
Câu 7: Kết quả phân loại ngôn ngữ cho ta các ngữ hệ ngôn ngữ là… A. Kết quả phân loại theo cội nguồn B. Kết quả phân loại theo loại hình C. Kết quả phân loại theo đặc điểm D. Kết quả phân loại theo cấu trúc |
Câu 8: Ngữ hệ Nam – Á gồm các dòng ngôn ngữ nào sau đây: A. Dòng Ấn Độ, Bantic, German, Roman…. B. Dòng Sêmi, Ai cập, Kusit… C. Dòng Môn-Khmer, Mun-đa, Nicôban … D. Dòng Hán tạng, Tạng – miến…. |
Câu 9: Trong quá trình biến đổi do những tác động ảnh hưởng nhiều chiều, nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ thì 3 mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp mặt nào thay đổi chậm nhất: A. Ngữ Âm B. Từ vựng C. Ngữ âm – Ngữ Pháp D. Ngữ nghĩa |
Câu 10: Thuyết ngôn ngữ nào giải thích chính xác nguồn gốc của ngôn ngữ:
|
Chương 4: Phân loại ngôn ngữ trên thế giới.
Nội dung |
Câu 1: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? A. Loại hình ngôn ngữ đơn lập B. Loại hình ngôn ngữ hòa kết C. Loại hình ngôn ngữ chắp dính D. Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp |
Câu 2: Ý nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập A. Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. B. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ. C. Các âm tiết phân tách rõ rệt trong chuỗi lời nói và thường là đơn vị có nghĩa. D. Có sự phân biệt căn tố – phụ tố rõ rệt. |
Câu 3: Xét theo cội nguồn, tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào? A. Ngữ hệ Ấn Âu B. Ngữ hệ Nam Á (Nam phương) C. Ngữ hệ Hán Tạng D. Ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo |
Câu 4: Hình vị trùng với âm tiết là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ chắp dính B. Ngôn ngữ hòa kết C. Ngôn ngữ đơn lập D. Ngôn ngữ biến hình |
Câu 5: Ngôn ngữ học đại cương nghiên cứu: A. Một ngôn ngữ cụ thể B. Những vấn đề chung của các ngôn ngữ trên thế giới C. Một tử ngữ D. Một sinh ngữ |
Câu 6: Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái; các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ; loại hình ngôn ngữ có đơn vị đặc biệt thường gọi là hình tiết; hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố có rất ít hoặc hầu như không có. Các đặc điểm này là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ …. A. Loại hình hoà kết B. Loại hình ngôn ngữ đa hỗn nhập C. Loại hình ngôn ngữ chắp dính D. Loại hình ngôn ngữ đơn lập.
|
Câu 7: Ý nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập A. Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. B. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ. C. Các âm tiết phân tách rõ rệt trong chuỗi lời nói và thường là đơn vị có nghĩa. D. Có sự phân biệt căn tố – phụ tố rõ rệt.
|
Câu 8: Các hiện tượng ngôn ngữ: happy – unhappy; possible – impossible; work – worker, happy – happyness là hiện tượng ngôn ngữ của ….. A. Loại hình hoà kết B. Loại hình ngôn ngữ đa hỗn nhập C. Loại hình ngôn ngữ chắp dính D. Loại hình ngôn ngữ đơn lập. |
Câu 9: Ngôn ngữ học miêu tả nghiên cứu: A. Một ngôn ngữ cụ thể B. Những vấn đề chung của các ngôn ngữ trên thế giới C. Một tử ngữ D. Một sinh ngữ |
Câu 10: Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập A. Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. B. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ. C. Các âm tiết phân tách rõ rệt trong chuỗi lời nói và thường là đơn vị có nghĩa. D. Cả A,B,C đều đúng. |
Chương 5: Ngữ âm tiếng Việt
Nội dung |
Câu 1: Trong câu “Tài cao phận thấp chí khí uất” có mấy âm tiết mở, mấy âm tiết khép? A. 2 âm tiết mở, 2 âm tiết khép B. 4 âm tiết mở, 2 âm tiết khép C. 2 âm tiết mở, 5 âm tiết khép D. 5 âm tiết mở, 2 âm tiết khéP |
Câu 2: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa, dùng để cấu tạo từ là …… A. Âm vị B. Hình vị C. Từ đơn D. Phụ tố |
Câu 3: Các âm tiết như “hò”, “dô”, “ta” được xếp vào loại nào? A. Âm tiết nửa mở (hơi mở) B. Âm tiết khép (đóng) C. Âm tiết mở D. Âm tiết nửa khép (hơi đóng)
|
Câu 4: Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là… (âm) còn cái được biểu hiện là … (ý nghĩa) A. Hình thức, nội dung B. Nội dung, hình thức C. Nội dung, biểu hiện D. Cá nhân, tập thể |
Câu 5: Để miêu tả nguyên âm có thể dựa vào những tiêu chí nào? A. Độ mở của miệng B. Hình dáng của môi C. Vị trí của lưỡi D. Cả ba tiêu chí trên
|
Câu 6: Trong âm tiết “khuyên” của tiếng Việt có mấy âm vị? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
|
Câu 7: Trong âm tiết “khuyên” của tiếng Việt, đứng ở đỉnh của âm tiết là: A. Âm [u] B. Âm [y] C. Âm [ê] D. Âm [yê]
|
Câu 8: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm mấy thành phần? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 |
Câu 9: Đâu là phát biểu đúng nhất về nguyên âm? A. Nguyên âm là âm có tần số không xác định, có đường cong biểu diễn không tuần hoàn, phát âm không bị cản trở B. Nguyên âm là âm có tần số không xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn, phát âm bị cản trở C. Nguyên âm là âm có tần số xác định, phát âm bị cản trở D. Nguyên âm là âm có tần số xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn, phát âm không bị cản trở |
Câu 10: Chữ Quốc ngữ là loại chữ nào? A. Chữ ghi ý B. Chữ ghi âm tiết C. Chữ ghi âm tố D. Chữ tượng hình
|
Câu 11: Vị trí trung tâm âm tiết thường do….. đảm nhiệm. A. Phụ âm B. Nguyên âm C. Nguyên âm và phụ âm D. Bán âm |
Câu 12: Để chỉ khái niệm âm tiết trong ngôn ngữ học, theo truyền thống, người Việt thường quen thuộc với từ….. A. Âm vị B. Hình vị C. Tiếng D. Âm tố. |
Câu 13: Cơ sở vật lý có những đặc trưng gì trong âm học? A. Cao độ, cường độ, âm sắc B. Cao độ, cường độ, âm sắc và trường độ C. Cao độ, trường độ D. Âm sắc và trường độ |
Câu 14: “Là những đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ” là định nghĩa về… A. Âm tiết B. Âm vị C. Hình vị D. Âm tố |
CÂU 15: Các âm tiết như “y”, “tế” được xếp vào loại nào? A. Âm tiết nửa mở (hơi mở) B. Âm tiết khép (đóng) C. Âm tiết mở D. Âm tiết nửa khép (hơi đóng) |
CÂU 15: Trong âm tiết “thuyền” của tiếng Việt có mấy âm vị A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 |
CÂU 17: Sự thay đổi cao độ của giọng nói có tác dụng cấu tạo và khu biệt các đơn vị có nghĩa khác nhau được gọi là: A. Ngữ điệu B. Thanh điệu C. Trọng âm từ D. Trọng âm câu |
CÂU 18: Trong âm tiết “oai” của tiếng Việt, đứng ở đỉnh của âm tiết là: A. Âm [o] B. Âm [a] C. Âm [i] D. Âm [oa]
|
CÂU 19: Cách viết nào dưới đây đúng chính tả? A. Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai B. Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai C. Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đồng Nai D. Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai
|
CÂU 20: Ý nào sau đây thể hiện đúng bản chất của chữ viết? A. Chữ viết là loại kí hiệu giao tiếp bằng thị giác. B. Chữ viết là loại kí hiệu giao tiếp bằng thính giác. C. Chữ viết là loại kí hiệu giao tiếp bằng thị giác. D. Chữ viết là loại kí hiệu giao tiếp bằng vị giác. |
Chương 6: Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt
Nội dung |
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là đặc trưng bản chất của từ? A. Là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ B. Tồn tại hiển nhiên, sẵn có C. Có giá trị biểu trưng về nghĩa D. Có tính xã hội, tính ổn định (tương đối) |
Câu 2: Từ ngữ nào trong câu “Cô ấy thuộc tuýp người hướng ngoại, tính tình phóng khoáng và dễ kết thân.” bị dùng sai? A. “thuộc” B. “hướng ngoại” C. “tuýp” D. “phóng khoáng” |
Câu 3: “trước hết”, “thiết nghĩ”, “như sau” thuộc loại đơn vị ngôn ngữ nào? A. Từ (từ ghép) B. Quán ngữ C. Thành ngữ D. Cụm từ tự do |
Câu 4: Từ “hạnh phúc” trong câu “Hạnh phúc không ở đâu xa, tất cả nằm trong chính bạn, trong cách suy nghĩ của bạn” có nghĩa từ loại là gì? A.Danh từ B. Động từ C. Tính từ D.Tình thái từ |
Câu 5: Từ nào trong câu “Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ? A. “mắt” B. “cửa sổ” C. “vườn” D. “nói” |
Câu 6 Phương thức nào dưới đây không phải là phương thức cấu tạo từ tiếng Việt? A. Phương thức ghép B. Phương thức phụ gia C. Phương thức láy D. Phương thức từ hóa hình vị. |
Câu 7: Các từ “quẩy”, “thả thính”, “ét o ét”, “toang” thuộc lớp từ nào? A. Biệt ngữ B. Từ nghề nghiệp C. Tiếng lóng D. Từ địa phương. |
Câu 8: Cơ sở để phân định từ loại là gì? A. Ý nghĩa từ vựng, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của từ trong câu B. Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp C. Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của từ trong câu D. Ý nghĩa khái quát, chức vụ ngữ pháp của từ trong câu
|
Câu 9: Ý nghĩa khái quát của các từ “chương trình”, “kế hoạch”, “kịch bản” là gì? A. Hoạt động B. Tính chất C. Quan hệ D. Sự vật |
Câu 10: Những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện những khái niệm tương phản về lô gíc, nhưng tương liên lẫn nhau được gọi là…. A. từ đồng âm B. từ đa nghĩa C. từ trái nghĩa D. từ đồng nghĩa |
Câu 11: Các từ “phụ âm”, “nguyên âm”, “âm vị”, “hình vị” thuộc lớp từ nào? A. Biệt ngữ B. Từ nghề nghiệp C. Tiếng lóng D. Thuật ngữ |
Câu 12: Các ý nghĩa của những …………… hoàn toàn không có mối liên hệ nào hoặc cách rất xa nhau A. từ đồng nghĩa B. Từ đa nghĩa C. Từ đồng âm D. Từ trái nghĩa |
Câu 13: Hình vị mang ý nghĩa từ vựng được gọi là…..: A. Biến tố B. Căn tố/ chính tố C. Phụ tố D. Liên tố |
Câu 14: Các từ Ăm ắp, chiêm chiếp; chan chat, khang khác, chênh chếch là những từ…..: A. Từ láy bộ phận B. Từ láy hoàn toàn C. Từ ghép đẳng lập D. Từ ghép chính phụ. |
Câu 15: Những đơn vị từ vựng như: cá nằm trên thớt, Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo, Nước đổ đầu vịt, Chó có váy lĩnh…được gọi là…… A. Quán ngữ B. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ C. Thành ngữ so sánh D. Ngữ cố định định danh. |
Câu 16: Từ “đầu” trong câu: “Đầu làng có một gốc đa cổ thụ mấy người ôm mới xuể”đã được chuyển nghĩa theo phương thức nào A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. Mở rộng nghĩa D. Thu hẹp nghĩa. |
Câu 17: Từ “đầu” trong câu: “Cứ đếm đầu người mà nộp tiền”đã được chuyển nghĩa theo phương thức nào? A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. Mở rộng nghĩa D. Thu hẹp nghĩa. |
Câu 18: Để phân định từ loại của tiếng Việt sẽ dựa trên các cơ sở nào? A. Các phạm trù hình thái học khác: giống, số, cách…. B. Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp C. Ý nghĩa khái quát, chức vụ ngữ pháp của từ trong câu D. Ý nghĩa khái quát của từ, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của từ trong câu. |
Câu 19: Những từ chỉ biểu lộ cảm xúc của con người là đặc điểm của các từ loại …. A. Thán từ B. Hư từ C. Thực từ D. Đại từ |
Câu 20: Từ ngữ nào trong câu “Tôi nghe phong phanh là cô ấy đã có chồng” bị dùng sai? A. “nghe” B. “phong phanh” C. “chồng” D. “cô ấy” |
Câu 21: “Nói tóm lại”, “kết cục là”, “của đáng tội” thuộc loại đơn vị ngôn ngữ nào? A. Từ (từ ghép) B. Quán ngữ C. Thành ngữ D. Cụm từ tự do |
Câu 22: Từ “đời” trong câu “Đời là những đoá hoa nở vô thường” có nghĩa từ loại là gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Tình thái từ |
Câu 23: Từ nào trong câu sau đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” A. “trang trọng” B. “khuôn trăng” C. “nở nang” D. “đầy đặn”
|
Câu 24: Các từ “bầm”, “má”, “u” thuộc lớp từ nào? A. Biệt ngữ B. Từ nghề nghiệp C. Tiếng lóng D. Từ địa phương
|
CÂU 25: Từ nào trong các từ đầu làng, cửa sông, chân bàn, chất xám có nghĩa chuyển theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: A. đầu làng B. cửa sông C. chân bàn D. chất xám |
Chương 7: Ngữ pháp và Ngữ pháp Tiếng Việt.
Nội dung |
Câu 1: Tiếng Việt KHÔNG có phương thức ngữ pháp nào trong các phương thức ngữ pháp dưới đây? A. Phương thức láy B. Phương thức trật tự từ C. Phương thức từ hư D. Phương thức phụ tố |
Câu 2: Tổ hợp từ nào là đoản ngữ động từ có kiến trúc đặc biệt có ý nghĩa “khứ hồi”? A. Tất cả những con mèo đen ấy… B. Hai người đang ngồi đọc sách đằng kia…. C. …vừa đi Hải Phòng về hôm qua. D. ….rất trong trẻo như tâm hồn cô gái mới lớn.. |
CÂU 3: Cụm từ “sống, chiến đấu, lao động và học tập” trong câu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.” là…. A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị |
CÂU 4: Ý nghĩa khái quát của các từ “tòa nhà”, “giảng đường”, “phòng học” là gì? A. Hoạt động B. Tính chất C. Quan hệ D. Sự vật |
Câu 5: Không có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp là đặc điểm của các… A. Thán từ B. Hư từ C. Thực từ D. Đại từ |
Câu 6: Ngữ liệu nào sau đây là câu? A. Quyển sách mà bạn mua rất hay. B. Quyển sách hay mà bạn mua. C. Quyển sách mà bạn mua. D. Quyển sách của bạn |
Câu 7: Quan hệ ngữ pháp của tiếng Việt chủ yếu thể hiện qua hình thức nào?A. Quan hệ ngữ pháp của tiếng Việt chủ yếu thể hiện qua sự biến đổi hình thái trong từ. B. Quan hệ ngữ pháp của tiếng Việt chủ yếu thể hiện qua hư từ và trật tự từ. C. Quan hệ ngữ pháp của tiếng Việt chỉ thể hiện qua hư từ. D. Quan hệ ngữ pháp của tiếng Việt chỉ thể hiện qua trật tự từ. |
Câu 8: Nếu phân chia câu theo mục đích phát ngôn thì câu “Nó có giúp gì cho tôi đâu!” thuộc loại câu… A. Câu cảm thán B. Câu hỏi C. Câu khẳng định D. Câu phủ định |
Câu 9: Đoản ngữ: “Hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp cho sinh viên…..” là: A. Đoản ngữ danh từ B. Đoản ngữ động từ C. Đoản ngữ tính từ D. Đoản ngữ trạng từ |
Câu 10: Đoản ngữ: “…..đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các bạn sinh viên.” là: A. Đoản ngữ danh từ B. Đoản ngữ động từ C. Đoản ngữ tính từ D. Đoản ngữ trạng từ |
Câu 11: Thực từ là những từ…. A. Gọi tên đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng bao gồm sự vật, hành động, trạng thái, tính chất, số lượng…. B. Không gọi tên đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng bao gồm sự vật, hành động, trạng thái, tính chất, số lượng…. C. Biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác, không thể hiện ý nghĩa hiện thực của từ.. D. Không biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác, không thể hiện ý nghĩa hiện. |
Câu 12: Một trong những nhiệm vụ quan trọng nghiên cứu của ngữ pháp học là: A. Nghiên cứu các các phương tiện biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. B. Nghiên cứu các các phương tiện biểu thị ý nghĩa của từ. C. Nghiên cứu các các phương tiện biểu thị ý nghĩa đoạn văn. D. Nghiên cứu các các phương tiện biểu thị ý nghĩa văn bản. |
Câu 13: Đoản ngữ: “…..trong veo như mặt hồ mùa thu” : A. Đoản ngữ danh từ Đoản ngữ danh từ B. Đoản ngữ động từ C. Đoản ngữ tính từ D. Đoản ngữ trạng từ |
Câu 14: Nếu phân chia câu theo mục đích phát ngôn thì câu “Để giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, nhà trường đã mở rộng sự giao lưu, kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.” thuộc loại câu… A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C. Câu khẳng định D. Câu phủ định |
Câu 15: Hư từ là những từ…. A. Gọi tên đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng bao gồm sự vật, hành động, trạng thái, tính chất, số lượng…. B. Không gọi tên đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng bao gồm sự vật, hành động, trạng thái, tính chất, số lượng…. C. Biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác, không thể hiện ý nghĩa hiện thực của từ, thường mang ý nghĩa ngữ pháp. Không biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác, không thể hiện ý nghĩa hiện. |
Phần tự luận
Nội dung trả lời |
Câu 1: a. Trình bày hiểu biết về tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ. b. Xác định cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu trồng1 và trồng2 trong câu: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng1 cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng2 người” (Hồ Chí Minh). |
Gợi ý trả lời câu 1: a. – Theo quan điểm các nhà ngôn ngữ học hiện đại (Ferdinand de Saussure), tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể có 2 mặt là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt là mặt âm thanh/chữ viết còn cái được biểu đạt là nội dung, ý nghĩa – Cái biểu đạt và cái được biểu đạt được nối kết mật thiết với nhau trong tâm trí con người. b. . Xác định cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu trồng1 và trồng2 trong câu: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng1 cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng2 người” (Hồ Chí Minh). |
Câu 2: a. Trình bày hiểu biết về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ. b. Xác định cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu xuân1 và xuân2 trong câu: Mùa xuân1 là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2 (Hồ Chí Minh) |
Gợi ý trả lời câu 2: a. – Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ do con người quy ước, do thói quen của cộng đồng nên không tìm được lí do cho việc giải thích vì sao âm này lại có nghĩa này. – Tuy nhiên, vẫn tồn tại những tín hiệu mà hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt có tính võ đoán yếu, nghĩa là vẫn có thể đoán được mối liên hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Đó là những từ tượng thanh như róc rách, ào ào, lạch cạch…(ngữ âm của từ (mô phỏng) giống với chính hiện tượng, hoạt động được biểu thị bởi ngữ âm đó). b. |
Câu hỏi 3: a. Trình bày về tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. b. Vận dụng sự hiểu biết về tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ chỉ ra tính đa trị của tín hiệu chiều chiều1, chiều2 trong hai câu ca dao sau: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. (Ca dao) |
Gợi ý trả lời câu 3: a. Trình bày về tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị của nó có tính đa trị, nghĩa là mối quan hệ giữa cái biểu đạt/ cái biểu hiện và cái được biểu đạt/ cái được biểu hiện là rất đa dạng. Ngoài chức năng truyền đạt thông tin, các kí hiệu ngôn ngữ còn có tính biểu cảm. Các tín hiệu không phải là ngôn ngữ có quan hệ giữa hai mặt là quan hệ một đối một, mỗi cái được biểu hiện chỉ được phép có một cái biểu hiện. Tín hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt nhưng nó khác ở mỗi quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có thể không phải là quan hệ 1-1 mà: + Một cái được biểu hiện có thể có một hoặc hơn một cái biểu hiện, nghĩa là một nội dung có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (đồng nghĩa). + Một cái biểu hiện có thể phản ánh nhiều cái được biểu hiện (hiện tượng đồng âm, đa nghĩa). – Ví dụ về từ đa nghĩa trong tiếng Việt. ăn: 1. ăn cơm, 2. ăn đánh, 3. ăn ảnh, 4. ăn tết, 7. ăn bám, 7. ăn diện, 8. ăn gian… đánh: 1. đánh đòn, 2. đánh giầy, 3. đánh cầu, 4. đánh cược, 5. đánh tiếng, 6. đánh trống,… Ví dụ về từ đồng âm: đá: 1. Hòn đá, 2. đá bóng b |
Câu hỏi 4: a. Hãy chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp. b. Vận dụng hiểu biết về tính phức tạp của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ chỉ ra những đơn vị ngôn ngữ có trong câu văn sau đây: Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. (Chủ tịch Hồ Chí Minh) |
Gợi ý trả lời câu 4: a. – Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp vì nó bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. – Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con thì bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại. – Các đơn vị ngôn ngữ làm thành các cấp độ khác nhau, có quan hệ tôn ti trong đó đơn vị bậc thấp nằm trong các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao bao gồm các đơn vị bậc thấp. Có nghĩa là câu bao gồm các từ, từ bao gồm hình vị, hình vị bao gồm âm vị. Ngược lại âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. b. Những đơn vị ngôn ngữ có trong câu văn bao gồm các câu, từ, hình vị, âm vị. Ví dụ: Câu: + Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. + Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Từ: tiếng nói, của cải, vô cùng, lâu đời, quý báu, dân tộc…. Hình vị: tiếng, nói, của, cải, vô, cùng, lâu, đời, quý, báu,… Âm vị: t, iê, ng, n, o, i,…. |
Câu 5: a. Trình bày về tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. b. Vận dụng sự hiểu biết về tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ chỉ ra tính đa trị của tín hiệu lợi1, lợi2 trong bài câu ca dao sau: Bà già đi chợ cầu Đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi1 chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi2 nhưng răng không còn (Ca dao) |
Gợi ý trả lời câu 5: a. Trình bày về tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị của nó có tính đa trị, nghĩa là mối quan hệ giữa cái biểu đạt/ cái biểu hiện và cái được biểu đạt/ cái được biểu hiện là rất đa dạng. Ngoài chức năng truyền đạt thông tin, các kí hiệu ngôn ngữ còn có tính biểu cảm. Các tín hiệu không phải là ngôn ngữ có quan hệ giữa hai mặt là quan hệ một đối một, mỗi cái được biểu hiện chỉ được phép có một cái biểu hiện. Tín hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt nhưng nó khác ở mỗi quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có thể không phải là quan hệ 1-1 mà: + Một cái được biểu hiện có thể có một hoặc hơn một cái biểu hiện, nghĩa là một nội dung có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (đồng nghĩa). + Một cái biểu hiện có thể phản ánh nhiều cái được biểu hiện (hiện tượng đồng âm, đa nghĩa). – Ví dụ về từ đa nghĩa trong tiếng Việt. ăn: 1. ăn cơm, 2. ăn đánh, 3. ăn ảnh, 4. ăn tết, 7. ăn bám, 7. ăn diện, 8. ăn gian… đánh: 1. đánh đòn, 2. đánh giầy, 3. đánh cầu, 4. đánh cược, 5. đánh tiếng, 6. đánh trống,… Ví dụ về từ đồng âm: đá: 1. Hòn đá, 2. đá bóng b…. |
Phần tự luận:
Nội dung trả lời |
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Với một hệ thống các từ láy, từ ghép, từ tượng hình, tượng thanh, tiếng Việt có khả năng gợi ra được những hình ảnh rất rõ nét trong tâm trí của người nghe. Cùng với khả năng tạo hình, tiếng Việt còn là thứ tiếng giàu âm thanh, nhạc điệu. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, thêm vào đó là hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: lúc du dương trầm bổng, lúc réo rắt, lúc lại sâu lắng, thiết tha… (Trích trong “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, Đặng Thai Mai) a. Xác định các từ láy có trong đoạn văn và cho biết nghĩa từ loại của chúng. b. Từ giàu trong đoạn văn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì nghĩa đó được chuyển theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? |
Gợi ý trả lời câu 1: a. – Các từ láy có trong đoạn văn: du dương, réo rắt, thiết tha. – Nghĩa từ loại của các từ láy trên là tính từ. b. – Từ giàu trong đoạn văn được dùng theo nghĩa chuyển. – Phương thức chuyển nghĩa của từ giàu trong đoạn văn là ẩn dụ (tương đồng nét nghĩa nhiều) c. Sinh viên có thể đặt câu bất kì, miễn là đảm bảo việc dùng từ đúng, ngữ pháp đúng, nội dung ý nghĩa không vi phạm thuần phong mĩ tục, chuẩn mực văn hóa và đúng yêu cầu từ giàu trong câu có nghĩa từ loại là danh từ |
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt, du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn… (Trích “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh) a. Xác định các từ láy có trong đoạn văn và cho biết nghĩa từ loại của chúng. b. Từ dát trong đoạn văn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì nghĩa đó được chuyển theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? c. Đặt một câu với từ réo rắt, trong đó réo rắt có nghĩa từ loại là động từ. |
Gợi ý trả lời câu 2: a. – Các từ láy có trong đoạn văn: xa xa, réo rắt, du dương, man mác. – Các từ láy trên có nghĩa từ loại là tính từ. b. – Từ dát trong đoạn văn được dùng theo nghĩa chuyển. – Phương thức chuyển nghĩa của từ dát trong đoạn văn là ẩn dụ (tương đồng nét nghĩa hoạt động phủ lên một lớp mỏng) c. Sinh viên có thể đặt câu bất kì, miễn là đảm bảo việc dùng từ đúng, ngữ pháp đúng, nội dung ý nghĩa không vi phạm thuần phong mĩ tục, chuẩn mực văn hóa và đúng yêu cầu từ réo rắt trong câu có nghĩa từ loại là động từ. |
Câu 3: Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Trích truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam) a. Xác định các từ láy có trong đoạn văn. b. Hãy cho biết phương thức cấu tạo của các từ kêu, gió, êm ả, văng vẳng, muỗi, vo ve, yên lặng, thấm thía, man mác, ếch nhái. c. Hãy liệt kê 5 từ loại danh từ trong đoạn văn trên. |
Gợi ý trả lời câu 3: a. Từ láy có trong đoạn văn: êm ả, văng vẳng, vo ve, thấm thía, man mác b. Phương thức dùng một hình vị tạo thành từ đơn (từ hóa hình vị): kêu, gió, muỗi Phương thức sử dụng các tiếng có nghĩa tạo thành từ ghép (phương thức ghép): yên lặng, ếch nhái. Phương thức lặp lại vỏ ngữ âm của tiếng đứng trước tạo thành từ láy (phương thức láy): êm ả, văng vẳng, vo ve, man mác. c. 5 từ loại danh từ: ếch nhái, gió, cửa hàng, đồng ruộng, muỗi. |
Câu hỏi 4: Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại, và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh canh dưới nhịp guốc của hai chị em. (Trích truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, Thạch Lam) a) Giải thích nghĩa của từ phiên trong câu Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. b) Cho biết phương thức cấu tạo từ của các từ: chợ, chơ vơ, bẩn, rải rác, lạnh, xa, nứt nẻ, nho nhỏ, lanh canh, thổi, kêu, chị em. c) Xác định các từ loại danh từ được nêu trong phần b) và đặt câu với mỗi từ ấy.
|
Gợi ý trả lời câu 4: a. Nghĩa của từ phiên trong câu Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không được hiểu là lần tụ họp theo quy định. b. Phương thức cấu tạo từ của các từ: chợ, chơ vơ, bẩn, rải rác, lạnh, xa, nứt nẻ, nho nhỏ, lanh canh, thổi, kêu, chị em. – Phương thức sử dụng một hình vị tạo thành từ đơn: chợ, bẩn, lạnh, xa, thổi, kêu. – Phương thức ghép các tiếng có nghĩa tạo thành từ ghép: nứt nẻ, chị em. – Phương thức lặp lại vỏ ngữ âm của từ tạo thành từ láy: chơ vơ, rải rác, nho nhỏ, lanh canh c. – Từ loại danh từ được nêu trong phần b) và đặt câu với mỗi từ ấy: chợ, chị em – Chợ là một nét văn hóa có từ lâu đời của người dân Việt Nam. – Hồi còn nhỏ, hai chị em tôi thường dắt tay nhau đi bộ đến trường mỗi ngày. |
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Cả ba người yên lặng, xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc. Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thỏa thích… Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma… Tối hôm ấy, khách khứa đến hỏi thăm, phúng viếng, chia buồn tấp nập…” (Trích trong “Hạnh phúc của một tang gia – Số đỏ, Vũ Trọng Phụng) a. Xác định các từ láy có trong đoạn văn và cho biết nghĩa từ loại của chúng. b. Từ “tấp nập” trong đoạn văn được dùng với nghĩa từ loại gì? c. Đặt một câu có từ tấp nập và trong câu đó tấp nập có nghĩa từ loại là động từ. |
Gợi ý trả lời câu 4: a. Các từ láy: sung sướng, thỏa thích, tưng bừng, vui vẻ, khách khứa, tấp nập b. Từ tấp nập có nghĩa từ loại tính từ c. Đặt câu đúng với từ tấp nập là động từ. |