Cách quản lý tồn trữ thuốc

Câu 1: ý nghiã của công tác quản lý tồn trữ thuốc? Trình bày chức năng của kho dược? Nêu các nhiệm vụ và phân loại kho dược?

-Ý nghĩa: công tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc

-Chức năng của kho dược:

Kho dược có chức năng bảo quản: đây là chức năng chính . hàng hóa trong kho được bảo quản tốt cả về số lượng và chất lượng, hạn chế hao hụt, hư hỏng, quá hạn dùng, mất mát… vì vậy có thể nói kho dược góp phần đảm bảo chất lượng thuốc; góp phần tăng năng suất lao động xã hội và thúc đẩy ngành sản xuất thuốc phát triển. Đồng thời góp phần cho mạng lưới phân phối lưu thông thuốc đạt hiệu quả kinh tế cao.

Dự trữ những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, bano bì và hàng hóa cần thiết:  Để đảm banor cho quá trình sản xuất được đồng bộ và liên tục; đồng thời kho cũng góp phần mở rộng lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân.

Góp phần vào công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm nghiệm thuốc: Khi xuất, nhập và trong quá trình bảo quản, kho dược góp phần tạo ra những sản phẩm thuốc có đủ tiêu chuẩn chất lượng,ngăn ngừa hàng giả, xấu, quá hạn,.. lọt vào lưu thông; góp phần bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc.

Điều hòa vật tư- hàng hóa: cân đối cung cấp hàng hóa trên thị trường. KHo là nơi dự trữ, tập trung một số lượng lớn vật tư hàng hóa. Do đó, nó đảm bảo cho việc điều hòa vật tư hàng hóa từ nơi thừa sang nơi thiếu, đảm bảo thỏa mãn kịp thời cho các nhu cầu phòng chữa bệnh. Góp phần thực hiện cân đối cung cầu, để thực hiện được điều này, công tác quản lý lượng hàng trong kho có vai trò quan trọng

-Nhiệm vụ của kho:

 tổ chức thực hiện việc dự trữ, baỏ quản và bảo  vệ tốt vật tư- hàng hóa

Nhiệm vụ xuất, nhập hàng hóa chính xác, kịp thời, quản lý tốt số lượng hàng hóa luân chuyển trong kho

Phát triển các hoạt động dịch vụ văn minh phục vụ khách hàng

Tiết kiệm chi phí kho,góp phần hạ chi phí lưu thông và chi phí kinh doanh của đơn vị mà kho phụ thuộc cũng là một nhiệm vụ quan trọng

-Phân loại kho:

Phân loại theo nhiệm vụ chính của kho( kho thu mua, kho tiếp nhận; kho tiêu thụ; kho trung chuyển; kho dự trữ; kho cấp phát, cung ứng)

Phân loại theo mặt hàng chứa trong kho( kho dược liệu; kho hóa chất, hóa dược; kho bán thành phẩm; khọ thuốc thành phẩm)

Phân loại theo loại hình xây dựng( kho kín; kho nửa kín; kho lộ thiên)

 

Câu 2: trình bày công tác quản lý việc xuất- nhập hàng hóa trong kho dược?

Công tác nhập hàng:

Nhận đúng số lượng và chất lượng

Đưa nhanh hàng hóa từ nơi nhận đến nơi bảo quản hoặc chế biến

+ ý nghĩa:

Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và kinh doah

Kịp thời phát hiện những tình trạng hư hỏng về chất lượng

Góp phần giải phóng nhanh những phương tiện vận chuyển, bốc xếp, bến bãi,… đảm bảo an toàn, hàng hóa, tiết kiệm chi phí

+ công tác chuẩn bị trước khi nhập hàng

Chuẩn bị kho chứa hàng

Chuẩn bị phương tiện bốc dỡ, vận chuyển

Chuẩn bị các phương tiện thích hợp để kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm đối với hàng hóa

Chuẩn bị nhân lực

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết

+ nguyên tắc nhập hàng

Tất cả hàng hóa nhập kho phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ

Mỗi kiện hàng phải được kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chuẩn đã ghi trong các giấy tờ, tài liệu, kèm theo hàng, phù hợp với những chỉ dẫn ghi trên nhãn, kết hợp với kiểm tra chất lượng và số lượng

Nhận hàng xong phải ghi rõ số hàng hóa vào sổ nhập kho và ký xác nhận

+ những trường hợp cần xử lý khi nhập hàng:

Không đủ thủ tục giấy tờ

Số lượng quy cách của hàng hóa thực tế, chứng từ gửi kèm không khớp nhau

Hàng hóa không đúng tiêu chuẩn chât lượng so với đơn đặt hàng=> lập biên bản

Thiếu hóa đơn: bộ phận kho lập phiếu nhập kho ghi rõ’’ hàng nhập kho chưa có hóa đơn’’ khi hóa đơn đến phải kiểm tra, đối chiếu với số hàng thực nhận

Công tác xuất hàng

Xuất hàng đúng số lượng và chất lượng

Giao hàng nhan gọn, an toàn, thuận tiện

+ ý nghĩa:

Điều hòa lực lượng dự trữ trong lưu thông và trong tiêu dùng sản xuất, thực hiện được kế hoạch sản xuất, kinh doanh với hiệu quả cao, góp phần tạo cân bằng cung- cầu trong xã hội

Nâng cao uy tín của kho đối với khách hàng

Tiết kiệm chi phí khọ nói riêng và chi phí lưu thông nói chung

+ công tác chuẩn bị trước khi nhập hàng

Chuẩn bị hàng hóa cho phù hợp với phiếu xuất kho, tùy theo yêu cầu cụ thể mà tiến hành phân loại, sản xuất, đóng gói hàng hóa cho thích hợp

Chuẩn bị các phương tiện và các dụng cụ cần thiết

Chuẩn bị lực lượng cán bộ, nhân lực

+ nguyên tắc xuất hàng

Có phiếu xuất hàng hoặc lệnh ghiao hàng hợp lệ

Trong khi giao hàng phải kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thực hiện đầy đủ các thủ tục giao nhận. Việc giao hàng phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc FIFO

Phiếu hay lệnh xuất kho phải có chữ ký của thủ trưởng và của kế toán trưởng( nếu cần)

Hướng dẫn khách hàng việc sử dụng, bảo quản hàng hoá và bàn giao đầy đủ tài liệu, giấy tờ của hàng hoá nếu có

 

Câu 3: tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc là gì? Nêu những yêu cầu cơ bản của công tác đảm bảo chất lượng thuốc? Các nội dung cơ bản đảm bảo chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc?

-Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc là văn bản quy định về đặc tính kỹ thuật, bao gồm chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và yêu cầu quản lý khác có liên quan đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

– những yêu cầu cơ bản của công tác đảm bảo chất lượng thuốc:

Sản phẩm được nghiên cứu, phát triển dựa trên nền tảng đáp ứng yêu cầu về “Thực hành tốt sản xuất” (GMP).

Các thao tác sản xuất và kiểm tra chất lượng được mô tả rõ ràng dưới dạng văn bản.

Nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất cần phải được kiểm tra, hiệu chuẩn và thẩm định đúng yêu cầu.

Lô sản phẩm trước khi xuất xưởng cần phải được chứng nhận, kiểm nghiệm đúng quy định nêu trong giấy phép lưu hành và các quy chế liên quan đến sản xuất, kiểm soát chất lượng và xuất lô.

Quy trình thanh tra, tự kiểm tra để đánh giá tính phù hợp của hệ thống cần phải được thiết kế, đánh giá thường xuyên.

– Các nội dung cơ bản đảm bảo chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc

Đảm bảo đủ nguồn lực cần thiết: Đủ nhân sự có chuyên môn phù hợp; Thiết bị, phòng làm việc đủ chức năng.

Việc lấy mẫu nguyên liệu ban đầu, vật liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm cần được thực hiện thông qua các quy trình phù hợp.

Tất cả các kết quả cần phải được ghi chép, đảm bảo có thể điều tra lại khi cần.

Lưu giữ đủ mẫu đối chiếu của nguyên liệu ban đầu và thành phẩm.

 

Câu 4: trình bày yêu cầu chung của GSP về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

10 yêu cầu cơ bản của GSP:

Viết các quy trình ( các sop)

Thực hiện theo các quy trình

Hồ sơ hoá công việc làm

Thẩm định

Sử dụng trang thiết bị thích hợp

Bảo trì trang thiết bị

Huấn luyện, đào tạo

Sạch sẽ, trật tự, vệ sinh, ngăn nắp

Cảnh giác chất lượng

Tự thanh tra

 

Câu 5: trình bày yêu cầu chung của GSP về các điều kiện trong kho:

Quy trình bảo quản thuốc tốt cần chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị phù hợp như: hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế đo nhiệt độ, ẩm kế để đo độ ẩm tại kho,…

Kho bảo quản cũng cần lắp đặt các loại đèn chống nổ và hệ thống công tắc điện phải được đặt ở bên ngoài. Đặc biệt đối với những loại thuốc được bảo quản tại các kho có yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì cần phải được theo dõi, duy trì và điều chỉnh khi cần thiết. 

Công tác xây dựng và thiết kế nơi bảo quản thuốc cần phù hợp và tuân theo các nguyên tắc về bảo quản. Theo tổ chức Y tế thế giới, nơi bảo quản thuốc cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Bảo quản ở nhiệt độ bình thường:

Là bảo quản ở thời tiết khô thoáng, nhiệt độ giao động trong khoảng từ 15-25 độ C hoặc có thể thể tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên tới 30 độ C, được quy định bởi Tổ chức Y tế thế giới. 

Không mùi và lẫn các tạp chất khác, tránh ánh nắng trực tiếp, độ ẩm không khí tối đa là 70%.

Bảo quản đặc biệt khác:

Kho lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá 8 độ C

Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-8 độ C

Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá – 10 độ C.

Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15 độ C.

Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 độ C. Nhiệt độ có thể lên đến 30 độ C tùy trong từng khoảng thời gian.

Cần có sự đánh giá độ đồng đều về nhiệt độ và độ ẩm, phải đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt độ và độ ẩm, việc đánh giá phải tuân thủ theo quy định chung của hướng dẫn.

Các điều kiện bảo quản được kiểm tra tối thiểu 2 lần/trong ngày. Kết quả kiểm tra phải được ghi chép và lưu hồ sơ. Hồ sơ ghi chép số liệu theo dõi về điều kiện bảo quản phải minh bạch và luôn sẵn sàng để tra cứu

Cần phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo tự động như chuông, đèn và tin nhắn kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản, đặc biệt là đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản.

Hệ thống máy tính kết nối Internet và thực hiện quản lý hoạt động bảo quản thuốc cũng như nguyên liệu làm thuốc bằng phần mềm vi tính.

 

Câu 6: trình bày yêu cầu chung của GSP về trang thiết bị trong kho? Quy trình tiếp nhận thuốc?

Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe vận chuyển, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế,…

Đối với kho bảo quản thuốc thì có các yêu cầu về bảo quản đặc biệt như: 

Cần thực hiện các biện pháp đặc biệt đối với việc bảo quản các chất độc, chất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,.. các chất có hoạt tính cao và các chất nguy hiểm như: các chất lỏng, chất rắn cháy, nổ, các khí nén, các chất gây nghiện và các chất tương tự có tính chất độc tính cao, các vật liệu phóng xạ, thuốc từ cây cỏ,…

Phải có các điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thuốc, bảo quản ở các khu vực riêng biệt được xây thiết kế, xây dựng và trang bị thích hợp và đầy đủ chức năng. Đảm bảo các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và quy định của pháp luật.

Đối với những chất lỏng hoặc rắn dễ gây cháy nổ, các khí nén, vật liệu phóng xạ,.. phải được bảo quản trong kho được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn riêng cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo đúng quy định của pháp luật.

Cách xa đối với kho và khu vực nhà ở, Kho được trang bị đèn chống cháy nổ và thông thoáng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Có các công tắc điện được đặt bên  ngoài kho.

Phải bảo quản theo đúng quy định tại các quy chế liên quan đối vớ các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần,…

Cần phải được bảo quản trong các bao bì kín, tại các khu vực riêng kín, để tránh mùi hấp thu vào các thuốc khác đối với các loại thuốc, hóa chất có mùi như các loại tinh dầu, amoniac, cồn thuốc,…

Phải có các điều kiện về bảo quản có kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đối với thuốc thì những điều kiện đó phảiđược theo dõi, giám sát,  duy trì liên tục và được điều chỉnh thích hợp khi cần thiết

 

Phần 2( 3 điểm/ câu)

Câu 7: trình bày đặc điểm và các biện pháp bảo quản dược liệu? Đặc điểm và các biện pháp bảo quản thuốc đông dược?

Bảo quản dược liệu

Đặc điểm: cồng kềnh, khối lượng bảo quản lớn, khó đóng gói kín,và bao bì đóng gói hiện nay khá đơn giản không có khả năng chống các yếu tố gây hư hỏng

 Biện pháp bảo quản:

+ phòng chống sự phát triển của nấm mốc, sâu bọ, mối, mọt, chuột… được làm thường xuyên liên tục tức là kho tàng phải luôn sạch sẽ, sáng sủa, độ ẩm không khí trong duy trì 65-70%. Cũng cần duy trì độ thuỷ phần tối đa cho từng loại dược liệu

+ lựa chọn bao bì phù hợp cho từng loại dược liệu: túi giấy chống ẩm, túi chất dẻo, bao chất dẻo, bao tải đựng dược liệu thông thường: hộp sắt tây đựng dược liệu quý hiếm, đắt tiền

+ có kế hoạch phơi sấy cho từng loại dược liệu, có thể phơi nắng, sấy bằng tủ sấy hay lò sấy, nếu cần sẽ xông diêm sinh. Cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại dược liệu để lựa chọn các biện pháp xử lý phù hợp.

Bảo quản thuốc đông dược:

Đặc điểm: trong công thức có nhiều chất khác nhau, đa số nguồn gốc từ dược liệu, do đó dễ bị nhiễm nấm mốc

+ kỹ thuật và điều kiện sản xuất, pha chế thường không được đảm bảo nên thuốc dễ bị nhiễm khuẩn.

Biện pháp bảo quản: + để bảo quản tốt chế phẩm đông dược, cần xử lý ngay các thuốc kém phẩm chất như: trả lại nhà sản xuất, phân phối các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đúng quy cách. Kịp thời thay chai lọ nứt, vỡ, túi bị đục rách

+ khi sắp xếp trong kho cần chú ý tới sức chịu đựng của bao bì

+ cốm thuốc đóng trong túi chất dẻo phải để trong hòm chắc chắn để phũng chống chuột, gián cắn phá

+ khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, phải có vật liệu chèn lót khi đóng thùng các sản phẩm dạng lỏng để tránh đổ vỡ

 

Câu 8: trình bày đặc điểm thuốc viên, nguyên nhân gây hỏng thuốc viên và các biện pháp bảo quản thuốc viên?

Đặc điểm: là dạng thuốc thể rắn có hình dáng, thể chất ổn định, dễ bảo quản, tiện sử dụng.

Nguyên nhân gây hỏng thuốc:

+ các thuốc viên đều có thành phần phức tạp gồm hoạt chất và tá dược, tính chất rất khác nhau nhưng dễ bị hút ẩm, dễ bị oxy hoá

+ chất bao viên có tác dụng bảo vệ và làm cho dễ uống nhưng cũng gây chảy dính, ẩm mốc thuốc viên

+ thuốc viên nang dễ hút ẩm, khi bảo quản ở độ ẩm cao và nhiệt độ 25-28 độ c dễ bết dính

+ các thuốc viên có nhuộm màu hay dược chất thay đổi màu ngoài ánh sáng cần phải tránh ánh sáng triệt để

Biện pháp bảo quản: + bảo quản nơi khô mát, hạn chế ánh sáng

+ đồ bao gói phải kín, thường là chai lọ chất dẻo, thuỷ tinh có nút kín, chắc chắn, khi đóng gói cần thêm chất hút ẩm silicagel khan

+ tại các cơ sở đóng gỏi lẻ thuốc, nếu chưa đủ điều kiện khống chế về điều kiện độ ẩm của môi trường thì không nên đóng gói lẻ thuốc viên khi trời ẩm

+thuốc viên có hoạt chất dễ bay hơi không đóng gói trong túi polyethylen

+ không chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm đựng thuốc viên, không lèn chặt khi đóng gói

+ khi sắp xếp trong kho cần chú ý sức chịu đựng của giá kệ, sức chịu nén của hòm hộp

+ cần phân loại và sắp xếp hợp lý các thuốc phải tránh ánh sáng và nhiệt độ cao

 

Câu 9: trình bày quy định kiểm nghiệm trước khi lưu hành đối với thuốc để đảm bảo chất lượng thuốc

– Lấy mẫu thuốc:

+ Đối với thuốc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này, việc lấy mẫu do cơ sở sản xuất (đối với thuốc            sản xuất trong nước) hoặc cơ sở nhập khẩu (đối với thuốc nhập khẩu) thực hiện;

+ Đối với thuốc quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, cơ sở nhập khẩu đề nghị cơ quan kiểm tra chất lượng hoặc cơ quan kiểm nghiệm nhà nước lấy mẫu.

– Cơ sở nhập khẩu thực hiện việc gửi mẫu thuốc đã lấy kèm theo bản photocopy phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất tới cơ sở kiểm nghiệm thuốc theo quy định tại Khoản 3 Điều này để kiểm nghiệm xác định chất lượng thuốc theo tiêu chuẩn chất lượng thuốc đã được phê duyệt;

– Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm là huyết thanh chứa kháng thể, dẫn xuất của máu và huyết tương người thuộc trường hợp quy định tại các Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này tiến hành gửi mẫu theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư này;

– Trong thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 7 Thông tư này, cơ sở kiểm nghiệm phải trả lời kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc nhận được.

 

 

Câu 10: trình bày tác hại của độ ẩm với thuốc, hóa chất, và dụng cụ y tế? Kể tên các biện pháp chống ẩm?

Tác hại của độ ẩm đối với thuốc:

Độ ẩm cao gây hư hỏng các thuốc và hóa chất dễ hút ẩm

Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các phản ứng thủy phân 1 số thuốc, hóa chất có cấu tạo như este và aspirin

Là điều kiện thuận lợi chọ phản ứng tỏa nhiệt mạnh như phosphor pentoxyd,…

Làm mất tác dụng của thuốc kháng sinh, nội tiết tố, vaccin

Làm hỏng nhanh các dụng cụ kim loại hoặc tạo điều kiện chọ nấm mốc vk phát triển tren dụng cụ thủy tinh, chất dẻo, cao su.

Làm hư hỏng bao bì đóng gói thuốc bằng bìa, giấy; tạo điều kiện chọ nấm mốc phát triển trên bao gói, làm bong rách nhãn mác

Làm hư hỏng dược liệu khô, các vật tư ý tế như bông, băng, gạc

Độ ẩm thấp làm cho những muối ngậm nước bị mất nước gây khó khắn khi sử dụng, dụng cụ cao su, chất dẻo hư hỏng nhanh do lão hóa nhanh, thuốc viên nén bị rạn nứt, thuốc lỏng bị cô đặcvà dễ gây hỏa hoạn cho kho tàng

Các biện pháp chống ẩm

Thông gió cho kho

Dùng chất hút ấm

Tăng khả năng chứa hơi nước của không khí

 

Câu 11: trình bày tác hại của nhiệt độ đối với thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế? Trình bày phương pháp chống nóng cho thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế?

Tác hại của nhiệt độ đối với thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế:

Nhiệt độ cao: + làm mất nước kết tinh của 1 số hóa chất như Na2SO4.10 H2O, trở thành dạng khan khó sử dụng; làm bốc hơi 1 số hóa chất, thuốc dạng lỏng như cồn cao độ,ether,…; một số chất rắn bị thăng hoa như long não thiên nhiên, iod,…

+ làm hỏng các thuốc vaccine, serum, thuốc kháng sinh, thuốc tạng liệu, thuốc đạn, thuốc mỡ,…..

+ làm cho tốc độ phản ứng phân hủy thuốc sẽ tăng lên, thuốc hỏng nhanh hơn ở nhiệt độ thấp

+ khi độ ẩm cao và nhiệt độ trên 20 độ c là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vk phát triển

Nhiệt độ thấp sẽ làm hỏng 1 số thuốc như : thuốc nhũ tương, nhũ dịch bị phân lớp,… các dụng cụ cao su, chất dẻo bị cứng giòn.

Phương pháp chống nong cho thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế:

Thiết kế, chọn   nhà làm kho thuốc: phải thỏa mãn yêu cầu chống được nóng, nhất là vào mùa hè: chọn hướng gió, không bị hắt nắng, tường, trần nhà có khả năng cách nhiệt tốt

Tăng cường thông gió chọ kho: để cải thiện môi trường, khí hậu trong kho; có thể áp dụng pp thông gió tự nhiên và thông gió bằng máy

Phải có phương tiện để bảo quản: trong bảo quản các thuốc cần bảo quản lạnh, bảo quản mát phải có đủ các trang thiết bị bảo quản như: máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh,…

 

Câu 12: thế nào là hạn dùng của thuốc? Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến hạn dùng của thuốc và bảo quản thuốc có hạn dùng?

Hạn dùng của thuốc là khoảng thời gian mà thuốc có tác dụng phòng chữa bệnh cho người.

Những yếu tố ảnh hưởng tới hạn dùng:

+bản chất của thuốc: độ bền vững của dược chất có trong thuốc quyết định hạn dùng, thông thường hóa chất càng tinh khiết thì hạn dùng của thuốc càng dài, và ngược lại

+ kỹ thuật sản xuất, bào chế: thực tế cho thấy cùng 1 dạng thuốc, cùng công thức bào chế nhưng pha chế theo quy mô công nghiệp trên dây chuyền tiên tiến thì hạn dùng dài hơn pha chế thủ công. Cùng 1 loại dược chất nếu bào chế thành các dạng thuốc khác nhau thì hạn dùng cũng khác nhau

+ bao bì đóng gói: bao bì và kĩ thuật đóng gói thuốc là 1 khâu quan trọng ảnh hưởng đến hạn dùng của thuốc. Vì vậy phải lựa chọn bao bì đạt tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp đóng gói phù hợp chọ từng dạng thuốc trong quy trình sản xuất

+ kỹ thuật bảo quản: một loại thuốc nếu sx pha chế tốt nhưng trong quá trình bảo quản không tốt thì hạn dùng sẽ bị giảm đi nhanh chóng, vì vậy bên cạnh việc sx đạt tiêu chuẩn GMP, trong tồn trữ bảo quản cũng phải phấn đấu đạt tiêu chuẩn GSP.

Bảo quản thuốc có hạn dùng:

+ phải theo dõi chặt chẽ hạn dùng của thuốc:

Khi nhập hàng phải kiểm soát cẩn thận hạn dùng để xác định rõ ngày sx, ngày hết hạn của từng lô mẻ sản phẩm

Lập bảng, sổ sách đăng kí để theo dõi hạn dùng của tất cả các thuốc

Lập kế hoạch phân phối kịp thời không để hàng tồn kho còn hạn sử dụng ngắn

+ Kỹ thuật bảo quản:- phải phân loại thuốc khi bảo quản: dựa vào tính chất để phân loại  và thực hiện bảo quản theo đúng quy chế độ quy định của từng loại

Sắp xếp thuốc có hạn dùng ngắn sao cho thuận tiện cho việc kiểm tra và cấp phát( quy tắc FIFO)

Xử lý thuốc sắp hết hạn dùng: phải báo cáo lên cấp trên trước 6 tháng đồng thời gửi mẫu đi kiểm nghiệm xác định chất lượng để có hướng xử trí kịp thời

 

Bài viết liên quan